[Latest News][6]

Ban công
Bản vẽ cad
Chong-tham
dóc trát tường
keo-dan-da
keo-dan-gach
kien-thuc
Kiến trúc
Nhà bếp
nhà cấp 4
ốp tường
phòng ngủ biệt thự
Thế giới gạch
thiet-ke
thiết kế
tu-van
vat-lieu-xay-dung
Vật liệu xây dựng
xu hướng

Chống thấm tường nhà và cách khắc phục

Chúng ta vẫn hay thường nghe tới các cụm từ chống thấm sàn nhà, chống thấm tường hay chống thấm sân thượng...vậy cụ thể hiện tượng, nguyên nhân và cách khác phục như thế nào. Cùng keodanchatluongnhat theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé.

1. Hiện tượng phổ biến:

Các hiện tượng thấm dột phổ biến là thấm trần nhà, tường, khu nhà vệ sinh, bể nước, bể bơi, khe tiếp giáp giữa hai căn nhà, các phần công trình ngầm, cầu, cống, các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi…

Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới.


Hiện tượng trần nhà bị rêu mốc loang lổ do thấm nước từ trên xuống
Trong khu vực chậu rửa bát tại nhà bếp hay gian nhà vệ sinh, do có nhiều đường ống nước, đường ống sưởi ấm, phần lớn đều xuyên qua sàn, do ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, chấn động của các loại đường ống, mặt tiếp xúc giữa đường ống và sàn sẽ sinh ra vết nứt, khi rửa nền nhà bếp, gian vệ sinh, mặt nền đọng nước hoặc nước chảy trong ống nước rửa đều khiến cho nước trên sàn chảy dọc theo mép ống xuống gian tầng dưới, đặc biệt gian vệ sinh có lắp đặt chậu tắm, thấm dột càng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân:

Mái nhà bị cụ, bị nứt hay đã sự dụng lâu ngày là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng Thấm dột mái và sàn nhà. Hiện tượng này thường xảy ra ở các hộ dân nhà đã cũ nát hay tại các trung cư đã xây dựng lâu năm.

Thấm nhà bếp, nhà vệ sinh

- Đường ống của nhà bếp, gian vệ sinh, một phần là lắp đặt sau khi làm xong phần xây, do để lỗ chừa sẵn không đủ rộng, đục lỗ tùy tiện khi thi công lắp đặt, sau khi lắp đặt xong đường ống, lại không chèn bê tông một cách cẩn thận, tạo thành đường thấm nước, mặt nền hễ có nước, đầu tiên sẽ thấm theo những chỗ yếu đó

- Đường ống sưởi ấm khi xuyên qua sàn không đặt ống lồng, khi đường ống vì nóng lạnh thay đổi, biến dạng co ngót, vỏ đường ống sẽ tách rời khỏi bê tông tấm sàn, nút ra hình thành đường thấm nước.

- Đường ống xuyên qua sàn chịu ảnh hưởng của chấn động cũng làm vỏ ống tách rời khỏi bê tông, sinh ra vết nứt.

- Do chất lượng các công trình( sai sót trong thi công, vật liệu xây dựng kém chất lượng, không phù hợp…)

- Do khí hậu thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm cao, nóng lạnh thất thường … tạo nên sự co ngót khác nhau giữa các loại vật liệu.

- Do địa chất thay đổi như nền móng, địa tầng…( lún tự nhiên, lún do các công trình liền kề khác thi công gây ảnh hưởng).

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan khác.

3. Khắc phục chống thấm:

Thấm dột từ trần nhà chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

Mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ. 

Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.

Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.

Keo dán gạch chất lượng

Cung cấp keo dán đá, keo ốp lát uy tín và chất lượng hàng đầu tại thị trường Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Start typing and press Enter to search